KẾ HOẠCH V/v đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2021

Lượt xem:

Đọc bài viết

Căn cứ Kế hoạch số 1993/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về Vệ sinh an toàn thực phẩm về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết nguyên đán Tân Sửu và lễ hội mùa xuân 2021.

Thực hiện công văn số 764/KH-BCĐ  ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về Kê hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết nguyên đán Tân Sửu và lễ hội mùa xuân 2021.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết và sau Tết trường THPT Hùng Vương xây dựng kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học như sau:

  1. Mục đích và yêu cầu:

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường thực phẩm;

– CB, GV, NV và học sinh phải thực hiện nghiêm túc các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.

  1. Nội dung:

– Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đến CB, GV, NV trong trường về “Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Luật An toàn thực phẩm” và các văn bản hướng dẫn của UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm…

– Giáo dục cho học sinh có thói quen vệ sinh trong ăn uống thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày ở trường;

– Nhân viên Y tế thường xuyên triển khai phòng, chống các dịch bệnh trong trường học, vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Đảm bảo vệ sinh môi trường, công trình vệ sinh để phòng, chống ngộ thức ăn.

– Triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.

III. Kế hoạch hoạt động

  1. Công tác tuyên truyền

– Lồng ghép tuyên truyền trong các tiết học chính khóa, các hoạt động tập thể như sinh hoạt lớp, chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp… về thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Phối hợp với nhiều hình thức tuyên truyền qua các băng rôn, khẩu hiệu….

– Phối hợp với trung tâm y tế tuyên truyền, ngăn chặn những dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan thành dịch bệnh và bùng phát dịch….

  1. Xây dựng quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1. Để đảm bảo sức khỏe chúng ta nên ăn, uống vệ sinh theo những nguyên tắc sau:

– Chọn thực phẩm an toàn.

– Nấu chín kĩ thức ăn.

– Ăn ngay sau khi nấu.

– Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.

– Thức ăn chín dùng lại phải nấu lại trước khi ăn.

– Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.

– Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh .

– Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn.

2.2. Những điều không nên:

–  Không ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải snar tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua….

–  Không nên ăn rau sống, không uống nước lã.

– Không ăn thức ăn ôi thiu.

– Không mua và sử dụng thức ăn, đồ uống có mùi vị lạ.

– Không mua và sử dụng thực phẩm đã bao gói mà không có nhãn mác, quá hạn sử dụng.

– Không mua và sử dụng thực phẩm có màu lòe loẹt, những thực phẩm thường dùng đường hóa học như các loại ô mai.

– Không mua và sử dụng các loại đậu, đỗ, lạc, hạt bí,… bị mốc.

– Không ăn gan, trứng cóc, da cóc, cá nóc, nấm…. không rõ nguồn gốc.

  1. Kiểm tra vệ sinh môi trường, để tạo cảnh quan môi trường luôn sạch, đẹp đảm bảo vệ sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Giáo dục cho học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như: giữ vệ sinh trường-lớp, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học.

Trên đây là kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, nhà trường yêu cầu CBGV, NV và học sinh nghiêm túc thực hiện.

Nơi nhận:

– Các P.HT (phối hợp thực hiện)

– GVCN (phối hợp thực hiện)

– Lưu YT.

HIỆU TRƯỞNG