Tổ Khoa học Tự nhiên triển khai thí điểm mô hình giáo dục STEM ở một số bộ môn trong năm học 2020 – 2021
Lượt xem:
Thực hiện Công văn số: 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học và Công văn số: 1130/SGDĐT- GDTrHQLCL về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học, tổ Khoa học Tự nhiên, trường THPT Hùng Vương, huyện Krông Nô, Đăk Nông đã xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục STEM trong năm học 2020 – 2021 ở các bộ môn Vật lí, Công Nghệ và Hóa học. Qua một số chủ đề STEM bước đầu đã đón nhận được sự ủng hộ tích cực từ các giáo viên và học sinh; giáo viên cũng đã thu được nhiều mô hình, sản phẩm có tính thẩm mỹ, sáng tạo cao của các nhóm học sinh.
(Sản phẩm ‘‘Đèn ngủ tiết điện năng’’ của nhóm học sinh lớp 12A)
(Một số hình ảnh trong tiết dạy theo mô hình STEM)
(Học sinh lớp 11A thiết kế nguồn điện từ các loại củ, quả)
Mô hình giáo dục STEM bước đầu đã mang lại cho học sinh sự hứng thú trong học tập, phát triển kỹ năng sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng, tập tính kiên nhẫn, khả năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, thuyết trình trước đám đông và tự giải quyết vấn đề; bên cạnh đó nó cũng đã hình thành cho học sinh sự đam mê, khám phá và kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Tham dự buổi góp ý, đánh giá một số tiết dạy theo mô hình STEM, thầy Hoàng Hùng Cường phó Hiệu trưởng nhà trường đã nghi nhận sự cố gắng và tiên phong của các thầy cô giáo tổ Khoa học Tự nhiên trong trào đổi mới sáng tạo trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, qua đó thầy Hoàng Hùng Cường cũng chỉ đạo tổ Khoa học Tự nhiên phân tích đánh giá ưu nhược điểm của mô hình để từ đó nhân rộng mô hình này đối với các bộ môn khác./
Người viết bài Thầy Hà Xuân Hùng