TUYÊN TRUYỀN NỘI DUNG LUẬT THƯ VIỆN

Lượt xem:

Đọc bài viết

KẾ HOẠCH

 TUYÊN TRUYỀN NỘI DUNG LUẬT THƯ VIỆN

Năm học: 2020 – 2021

 

Căn cứ Công văn số 230/UBND-KGVX ngày 14 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc triển khai Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Thực hiện Công văn số 101/SGDĐT-TTr ngày 19 tháng 01 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông về việc triển khai Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Thư viện trường THPT Hùng Vương xây dựng kế hoạch tuyên truyền nội dung luật Thư viện cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Mục đích

– Tuyên truyền, phổ biến kịp thời nội dung của Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật nhằm nâng cao hiệu quả và tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác thư viện nhà trường.

– Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và học sinh về thi hành Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

– Vận dụng cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm phát triển các loại hình thư viện đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường.

  1. Yêu cầu

– Việc triển khai thực hiện thi hành Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phải được tiến hành đồng bộ, thiết thực, hiệu quả đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

  1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
  2. Thời gian

– Ngày:  01/2/2021

  1. Địa điểm

– Tại sân trường THPT Hùng Vương

III. ĐẠI BIỂU VÀ THÀNH PHẦN THAM GIA

  1. ĐẠI BIỂU

– Ban giám hiệu nhà trường

  1. Thành phần tham gia

– Công đoàn, Đoàn TN

– Cán bộ, Giáo viên, công nhân viên

– Học sinh

  1. BAN CHỈ ĐẠO – BAN TỔ CHỨC

– Ban Giám hiệu nhà trường

– Ban tổ chức: Thư viện – Đoàn TN

  1. NỘI DUNG
  2. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
  • Tuyên truyền về nội dung Luật Thư viện ngày 21/11/2019.

– Luật Thư viện, gồm 6 chương, 52 điều nhằm tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh hoạt động thư viện, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển văn hóa đọc và sự nghiệp thư viện, đồng thời đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của người dân, Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

  • Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thư viện, có hiệu lực từ ngày 05/10/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Nghị định số 93, gồm 3 chương, 33 điều.

– Cụ thể, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện sau: có ít nhất 2000 bản sách (bao gồm tài liệu số); có diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25m2 dành cho người sử dụng thư viện; người làm công tác thư viện phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, có ít nhất 01 người có trình độ nghiệp vụ thư viện;…

– Bên cạnh đó, các tiêu chí về hiệu quả hoạt động thư viện bình quân hằng năm đối với xác định thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư gồm: Đạt ít nhất 6000 người đăng ký sử dụng thư viện, mượn tài nguyên thông tin, ít nhất 1.000.000 lượt người đến thư viện và truy cập trang thông tin điện tử của thư viện; Đạt tối thiểu 80% các hoạt động chuyên môn, dịch vụ thư viện đã được ứng dụng khoa học và công nghệ; Có ít nhất 30% dịch vụ thư viện được cung cấp trực tuyến;…

– Ngoài ra, thư viện có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn dựa trên việc đánh giá mức độ vi phạm. Trước ngày hết hạn đình chỉ hoạt động, thư viện có trách nhiệm báo cáo việc khắc phục nguyên nhân bị đình chỉ đến người ra quyết định đình chỉ chậm nhất 15 ngày làm việc. Nếu hết thời hạn đình chỉ mà thư viện không có báo cáo việc khắc phục nguyên nhân bị đình chỉ thì người ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó ra quyết định chấm dứt hoạt động của thư viện.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 05/10/2020.

– Đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về vị trí vai trò của thư viện và phát triển văn hóa đọc, các chính sách của Nhà nước về đầu tư, hỗ trợ và đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc.

  1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, tri thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện nhà trường từng bước hiện đại, có vốn tài liệu phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giáo viên và học sinh, phục vụ hiệu quả nhu cầu học tập suốt đời của cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện điện tử phục vụ cán bộ, giáo viên và học sinh cho thư viện trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cán bộ, giáo viên và học sinh tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận tiện.

Tăng cường luân chuyển tài liệu từ hệ thống thư viện trong nhà trường tại các lớp với nhau.

Trên đây là kế hoạch tuyên truyền nội dung luật thư viện trong năm học 2020 – 2021. Đề nghị tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh các lớp tham gia nghiêm túc và đạt hiệu quả.

DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO                                         CÁN BỘ THƯ VIỆN

                   

Lê Thị Thu Thủy